0964.196.611Liên hệ Zalo

Quy định kiểm định kệ hàng an toàn theo tiêu chuẩn kỹ thuật 

Thursday, 08/05/2025
Chia sẻ bài viết ngay

Đánh giá trung bình

Để đảm bảo sự an toàn khi đưa vào sử dụng các doanh nghiệp luôn thực hiện quy định kiểm định kệ hàng. Vậy kiểm định kệ hàng an toàn theo tiêu chuẩn kỹ thuật là như thế nào? hãy tìm hiểu trong nội dung dưới đây nhé.

Khái niệm và tầm quan trọng của kiểm định kệ hàng

Kiểm định kệ hàng (Racking Inspection) đây là quá trình đánh giá, kiểm tra toàn diện tình trạng kỹ thuật, mức độ an toàn và khả năng chịu lực của hệ thống kệ chứa hàng trong kho, siêu thị hoặc nhà xưởng… Nhằm phát hiện và khắc phục các rủi ro tiềm ẩn có thể gây sập kệ, hư hại hàng hóa hoặc tai nạn cho người lao động.

Kiểm định kệ hàng rất quan trọng, bởi thực hiện tốt quy trình này sẽ mang lại những lợi ích như sau:

Tạo sự an toàn cho người lao động: Kệ hàng thường cao, chịu tải lớn, nếu không kiểm tra định kỳ, những hư hỏng nhỏ như cong vênh, lệch khớp nối, gãy đinh ốc… có thể dẫn đến sập kệ, gây thương tích nghiêm trọng hoặc tử vong cho công nhân kho.

Hạn chế thiệt hại về hàng hóa và tài sản: Kệ kém chất lượng, không đảm bảo an toàn xảy ra rủi ro hàng hóa rơi vỡ, hư hỏng, hoặc đổ sập kệ có thể gây thiệt hại tài chính lớn, đặc biệt với hàng hóa giá trị cao hoặc dễ vỡ.

Tuân thủ quy định pháp luật và tiêu chuẩn an toàn: Nhiều quốc gia (trong đó có Việt Nam) yêu cầu kiểm định an toàn thiết bị lưu trữ theo tiêu chuẩn kỹ thuật và pháp lý, tránh bị xử phạt hành chính hoặc đình chỉ hoạt động kho bãi.

Phát hiện và xử lý kịp thời các lỗi kỹ thuật: Kiểm định giúp phát hiện sớm các vấn đề như móp thanh giằng, rỉ sét, quá tải, từ đó bảo trì đúng lúc, kéo dài tuổi thọ của kệ và giảm chi phí sửa chữa.

Tạo ra môi trường làm việc khoa học, chuyên nghiệp cho người lao động: Một kho hàng được kiểm định định kỳ tạo niềm tin cho nhân viên, đối tác và khách hàng, thể hiện doanh nghiệp chú trọng đến sự chuyên nghiệp, an toàn và trách nhiệm.

  Liên Hệ Để Được Tư Vấn Thiết Kế Miễn Phí

Những loại kệ kho hàng nào cần kiểm định

Tất cả các loại kệ kho hàng nặng hoặc liên quan đến an toàn lao động đều cần được kiểm định định kỳ. Dưới đây là các loại kệ kho phổ biến cần kiểm định:

  • Kệ kho hàng nặng Selective: Là loại kệ được sử dụng phổ biến trong tất cả kho hàng, cho phép lấy hàng trực tiếp từ cả 2 mặt trước và sau kệ. Cần kiểm định bởi thường xuyên sử dụng xe nâng, nên dễ xảy ra va chạm; kiểm định giúp phát hiện biến dạng, gãy khung.
  • Kệ drive-in/drive-through: Có thể cho xe nâng chạy vào trong lòng kệ để lấy hàng; tối ưu không gian. Cần kiểm định do xe nâng thường xuyên di chuyển trong hệ thống, yêu cầu kiểm tra độ ổn định, kết cấu khung giằng.
  • Kệ double-deep: Có 2 dãy kệ lắp ghép với nhau, cần kiểm định bởi độ sâu lớn gây khó lấy hàng, nguy cơ nghiêng lệch, quá tải dễ xảy ra.
  • Kệ push-back: Cần kiểm tra ray trượt, bánh xe, cơ chế lùi đẩy để đảm bảo vận hành an toàn.
  • Kệ mezzanine: Do trọng tải lớn, liên quan đến sàn công tác, yêu cầu kiểm tra chịu lực khung, mặt sàn, và hệ lan can an toàn.
  • Kệ tay đỡ: Mặc dù tải nhỏ, nhưng nếu dùng trong môi trường công nghiệp hoặc tầng cao, vẫn cần kiểm định để tránh gãy đổ, gây tai nạn.

Những tiêu chuẩn kiểm định kệ kho hàng 

Việc kiểm định thường do các cơ quan hoặc đơn vị chuyên môn thực hiện, với mục tiêu đánh giá toàn diện hệ thống kệ mà doanh nghiệp đang sử dụng hoặc dự kiến đưa vào vận hành. Hiện nay, các tiêu chuẩn kiểm định phổ biến bao gồm:

  • Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4244:2005 về Thiết bị nâng, thiết kế, chế tạo và kiểm tra kỹ thuật
  • Tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam TCXDVN 338-05 Kết cấu thép, tiêu chuẩn thiết kế
  • Là các quy chuẩn về kiểm định dung sai, biến dạng và khoảng cách của kết cấu kệ như: beam, giá đỡ pallet…FEM 10.3.01  “Adjustable Beam Pallet Racking: Tolerances, deformation, and Clearances”; 
  • FEM 10.2.7 “The design of “drive-in and drive-through racking”;
  • TCVN 5575-2012 “Kết cấu thép – Tiêu chuẩn thiết kế”;
  • EN 15620:2008 “Steel static storage systems – adjustable pallet racking – tolerances, deformations and clearances”;
  • Thiết kế kết cấu thép (theo quy phạm Hoa Kỳ AISC/ASD; Nhà xuất bản Xây dựng- 2024).
  • A European Design Code for Pallet Racking – M.H.R Godley, J. Michael Davies.

Quy trình kiểm định kho hàng 

Quy trình kiểm định kệ hàng cần được thực hiện ngay sau khi hoàn tất việc thi công và lắp đặt hệ thống kệ. Sau bước kiểm tra nội bộ ban đầu, doanh nghiệp nên mời các đơn vị hoặc cơ quan kiểm định chuyên trách đến thẩm định để đảm bảo tính chính xác và an toàn tuyệt đối của hệ thống. Cụ thể, quy trình kiểm định bao gồm các bước sau:

Bước 1: Tìm kiếm tài liệu liên quan
Ở bước này, cần tập hợp đầy đủ các hồ sơ, chứng từ liên quan đến hệ thống kệ hàng của dự án, bao gồm:

  • Bản vẽ thiết kế chi tiết của kệ kho hàng
  • Hồ sơ hoàn công sau khi lắp đặt
    Tài liệu về bảo trì, bảo dưỡng (nếu đã có)
    Các báo cáo và kết quả thử nghiệm kỹ thuật (nếu có)

Bước 2: Kiểm tra thông số và cấu trúc kệ
Tiến hành đánh giá tổng quan hiện trạng của hệ thống kệ, tập trung vào các bộ phận chính như: cột trụ, thanh beam, giằng ngang, sàn đỡ...

  • Kiểm tra kỹ các mối hàn, bu lông, ốc vít để phát hiện tình trạng nứt gãy, gỉ sét hoặc lỏng lẻo.
  • Đánh giá mức độ biến dạng, cong vênh của các cấu kiện do ảnh hưởng của tải trọng hoặc va chạm trong quá trình sử dụng.

Bước 3: Kiểm tra lại độ chịu tải của kệ
Đây là bước quan trọng nhằm xác định độ an toàn chịu lực của hệ thống kệ hàng.

  • Sử dụng các thiết bị chuyên dụng để đo tải trọng thực tế mà kệ đang chịu
  • So sánh kết quả đo được với tải trọng thiết kế đã được phê duyệt trong bản vẽ.
    Kiểm tra độ võng của các sàn kệ bằng cách đặt hàng hóa đúng tải trọng lên kệ, quan sát sự biến dạng và độ ổn định trong quá trình sử dụng.

Bước 4: Hoàn thiện báo cáo kiểm định
Sau khi hoàn tất các bước đánh giá và kiểm tra, chuyên viên kiểm định sẽ tổng hợp toàn bộ số liệu, hình ảnh và nhận định chuyên môn để lập báo cáo chi tiết. 

Đối với hệ thống kệ đạt yêu cầu kỹ thuật và tiêu chuẩn an toàn, kết quả kiểm định thường được công bố trong vòng một tuần và có thể chính thức đưa vào sử dụng.

Báo cáo kiểm định cần trình bày rõ ràng hiện trạng của kệ, thông số chịu tải, mức độ an toàn tổng thể và đề xuất biện pháp xử lý nếu phát hiện sai lệch. Quá trình kiểm định cần tuân thủ nghiêm ngặt quy trình kỹ thuật để đảm bảo độ chính xác và không làm gián đoạn công tác thử tải.

Những lưu ý trước khi  tiến hành kiểm định 

Việc kiểm định hệ thống kệ kho là một quy trình kỹ thuật gồm nhiều bước nhằm đánh giá tổng thể mức độ an toàn và chất lượng sử dụng. Để đảm bảo quá trình kiểm định diễn ra hiệu quả và chính xác, cần lưu ý các điểm sau:

  • Lựa chọn đơn vị kiểm định có thẩm quyền: Ưu tiên các tổ chức được cấp phép theo quy định pháp luật, có kinh nghiệm chuyên môn và sở hữu đầy đủ trang thiết bị kiểm tra đạt chuẩn kỹ thuật
  • Chuẩn bị tài liệu kỹ thuật đầy đủTrước khi kiểm định, cần chuẩn bị sẵn bản vẽ thiết kế, hồ sơ hoàn công, tài liệu liên quan đến lắp đặt, bảo trì để hỗ trợ quá trình đánh giá chính xác hơn.
  • Tuân thủ hướng dẫn sau kiểm định: Nếu phát hiện vấn đề, doanh nghiệp cần nghiêm túc thực hiện các khuyến nghị như gia cố, sửa chữa hoặc thay thế để đảm bảo kệ đủ điều kiện vận hành an toàn.
  • Thực hiện kiểm định định kỳ: Hệ thống kệ sau thời gian dài sử dụng cần được kiểm tra lại theo định kỳ (6–12 tháng/lần) nhằm phát hiện hư hỏng kịp thời, tránh rủi ro cho hàng hóa và con người.

[shrtcode=nut-tu-van]

Tóm lại giá kệ kho hàng có vai trò quan trọng trong các kho xưởng chứa hàng. Việc lựa chọn và kiểm định kệ kỹ lưỡng, đảm bảo an toàn thì khi sử dụng càng yên tâm và mang lại hiệu quả cao. Có thể doanh nghiệp tránh được những rủi ro không mong muốn.

Hy vọng những chia sẻ này của Thăng Long sẽ mang đến những thông tin hữu ích về kiểm định kho hàng. Tại https://tongkhogiake.com/ có nhiều loại kệ chứa hàng đủ tải trọng nhẹ đến nặng, được kiểm tra kỹ lưỡng trước khi xuất xưởng, đảm bảo an toàn và chất lượng trước khi xuất lắp đặt. Nếu các bạn cần hỗ trợ tư vấn báo giá kệ kho hãy liên hệ địa chỉ dưới đây. 


CÔNG TY CP ĐẦU TƯ VÀ TRANG THIẾT BỊ THĂNG LONG

Hotline/zalo tư vấn bán hàng: 0919.467.868 - 0964.196.611

Website: Tongkhogiake.com

Khu vực Miền Bắc: Số 27-28 Liền Kề 22 KDT Mới Vân Canh HUD, Hoài Đức, Hà Nội

Khu vực Miền Nam: 60/6C Bà Điểm 5, ấp Tây Lân, Xã Bà Điểm, Huyện Hóc Môn, TP. Hồ Chí Minh.

Chi nhánh Thanh Hóa: 144 Tống Duy Tân TP Thanh Hóa. ĐT: 0915902626.

Chi nhánh Lâm Đồng: Thôn 1 Xã Đạ Tồn, Huyện Đạ Huoai, Tỉnh Lâm Đồng. ĐT: 0965.181.611 - 0797.552.558

 

Tin liên quan