Mở cửa hàng tạp hóa là một trong những mô hình kinh doanh hấp dẫn có nhiều tiềm năng đã thu hút nhiều người lựa chọn. Tuy nhiên trước khi khai trương cửa hàng thì việc chuẩn bị giấy tờ và thực hiện các thủ tục hành chính là bước đầu tiên và cực kỳ quan trong. Trong bài viết này Thăng Long sẽ giúp bạn tìm hiểu những giấy tờ và thủ tục cần thiết để mở một cửa hàng tạp hóa hợp pháp và suôn sẻ nhé.
Mô hình hộ kinh doanh đã không còn xa lạ trong xã hội, đặc biệt là thời đại công nghệ 4.0 bán hàng tạp hóa đã trở nên hiện đại hơn, bên cạnh hình thức bán tạp hóa trực tiếp còn có cả bán tạp hóa online. Xong để hoạt động kinh doanh suôn sẽ thuận lợi nhất ngay từ bước đầu tiên chúng ta phải chuẩn bị kỹ các thủ tục cần thiết để đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật.
Căn cứ vào khoản 2 Điều 79 Nghị định 01/2021/NĐ-CP kinh doanh cửa hàng tạp hóa không nằm trong các trường hợp miễn đăng ký hộ kinh doanh, do đó bắt buộc phải hoàn thành các thủ tục đăng ký hộ kinh doanh khi mở cửa hàng tạp hóa.
Mặt khác cửa hàng tạp hóa là tổng hợp nhiều loại hàng hóa khác nhau, để kinh doanh suôn sẻ thuận lợi thì xin giấy phép kinh doanh theo quy định của pháp luật là điều cần thiết.
Trường hợp không đăng ký kinh doanh sẽ bị xử phạt từ 5.000.000 đồng - 10.000.000 đồng. ( Căn cứ theo điểm C khoản 1 Điều 62 nghị định số 122/2021/ND-CP)
Kinh doanh bán hàng tạp hóa là mô hình buôn bán nhỏ cung cấp đa dạng các mặt hàng
Những hồ sơ mở cửa hàng tạp hóa
Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh (HKD)
Bản sao hợp lệ chứng minh thư nhân dân hoặc căn cước công dân hoặc hộ chiếu còn hiệu lực của cá nhân tham gia hộ kinh doanh.
Hợp đồng thuê địa điểm sản xuất kinh doanh hoặc giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc quyền sở hữu nhà và tài sản gắn liền với đất.
Lưu ý: Hộ kinh doanh chỉ được phép cấp giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh khi đã có đầy đủ thông tin: Tên hộ kinh doanh, địa điểm kinh doanh, ngành nghề kinh doanh số vốn, lệ phí, địa chỉ cư trú, giấy tờ cá nhân hợp lệ. Trọng trường hợp hồ sơ của bạn không hợp lệ trong thời hạn 3 ngày kể từ ngày nhận hồ sơ, bên cơ quan đăng ký kinh doanh sẽ chủ động thông báo để chủ cửa hàng để sửa đổi, bổ sung.
Bên cạnh đó hộ kinh doanh còn phải chuẩn bị kèm theo giấy chứng nhận phòng cháy chữa cháy và giấy chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm theo yêu cầu của pháp luật sẽ giúp cho việc buôn bán thuận lợi tránh các vấn đề về pháp lý.
Theo điều khoản 87 Nghị định 01/2021 thủ tục đăng ký hộ kinh doanh thực hiện theo các trình tự như sau:
Bước 1: Chủ hộ kinh doanh chuẩn bị nộp hồ sơ đăng ký HKD
Bước 2: Nộp hồ sơ HKD tại Phòng tài chính - Kế hoạch của UBND cấp quận/ huyện hoặc nộp trực tuyến tại cổng dịch vụ công của UBND tỉnh/ thành phố.
Bước 3: Đợi trong vòng 3 ngày kể từ ngày nộp hồ sơ hợp lệ, chủ kinh doanh sẽ được cấp giấy chứng nhận đăng ký khi đã đáp ứng đủ điều kiện trong Điều 71 Nghị định 78/2015/NĐ-CP
Lệ phí theo thông tư 176/2012/TT-BTC đăng ký hộ kinh doanh cần phải đóng lệ phí 100.000 đồng/ lần.
Đóng thuế mở cửa hàng tạp hóa như thế nào ?
Theo quy định hiện hành có 2 loại thuế cần thực hiện khi mở cửa hàng tạp hóa như sau:
Thuế môn bài
Theo quy định tại văn bản hợp nhất 33/VBHN-BTC, mức thuế môn bài đối với hộ kinh doanh cá thể được áp dụng theo 6 bậc như sau:
Bậc 1: thu nhập trên 1.500.000 / 1 tháng, thuế cả năm là 1.000.000
Bậc 2: thu nhập trên 1.000.000 đến 1.500.000/ 1 tháng, thuế cả năm là 750.000
Bậc 3: thu nhập trên 750.000 đến 1.000.000/ 1 tháng, thuế cả năm là 500.000
Bậc 4: thu nhập trên 500.000 đến 700.000/ 1 tháng, thuế cả năm 300.000
Bậc 5: thu nhập trên 300.000 đến 500.000/ 1 tháng, thuế cả năm 100.000
Bậc 6: thu nhập bằng hoặc thấp hơn 300.000/ 1 tháng, thuế cả năm 50.000
Thuế khoán
Thuế khoán sẽ được áp dụng dựa trên thu nhập cá nhân từ 100 triệu đồng/ năm hoặc 8.3 triệu đồng/ tháng. Công dân sẽ có nhiệm vụ nộp thuế TNCN và GTGT theo 2 cách sau:
Thuế GTGT = Doanh thu tính thuế GTGT x tỷ lệ thuế GTGT
Thuế TNCN = Doanh thu tính thuế TNCN x tỷ lệ thuế TNCN
Bên cạnh các cửa hàng, đại lý kinh doanh thành công thì cũng nhiều hộ kinh doanh phải đóng cửa vì chưa nắm được những điều tối thiểu cần phải thực hiện trước khi mở cửa hàng tạp hóa.
Thăng Long chia sẻ với các bạn một số lưu ý giúp bạn hoàn tất thủ tục kinh doanh một cách nhanh chóng để việc kinh doanh của bạn diễn ra thuận lợi như sau:
Đặt tên hộ kinh doanh
Theo điều 88 Nghị định 01/2021 NĐ-CP quy định cách đặt tên hộ kinh doanh như sau:
Hộ kinh doanh + tên riêng hộ kinh doanh
Tên riêng được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng việt có thể kèm theo ký hiệu hoặc số.
Không sử dụng cụm từ “ doanh nghiệp “, “ công ty” để đặt tên cho hộ kinh doanh
Địa điểm kinh doanh
Để cửa hàng tạp hóa kinh doanh thuận lợi nên chọn mở ở những địa điểm đông dân cư như: khu tập thể, khu công nghiệp, trường học, khu dân cư… có nhu cầu mua sắm cao giúp mang lai doanh thu tốt cho cửa hàng.
Nên tránh các địa điểm không được pháp luật cho phép kinh doanh hay mở công ty như chung cư, nhà tập thể, đất nằm trong khu quy hoạch.
Chọn nguồn hàng kinh doanh
Khi chọn nguồn hàng bên cạnh sự đa dạng về sản phẩm và chất lượng thì giá thành cũng cạnh tranh khá cao. Do đó các bạn có thể áp dụng phương pháp làm đại lý phân phối cho các nhãn hàng lớn như: Unilever gồm: dầu gội, sữa tắm, bột giặt, kem đánh răng …Sữa Vinamilk, Thuốc lá Thăng Long, Bánh kẹo Kinh Đô, Hải Hà, …Bên cạnh đó có thể liên hệ các siêu thị bán buôn ở gần để có chiết khấu cao…
Nghiên cứu về thị trường
Để việc kinh doanh thuận lợi không nên bỏ qua việc khảo sát thị trường, cần dành một chút thời gian đi khảo sát nhu cầu và cuộc sống của người dân xung quanh để xác định mức thu nhập bình quân, đối tượng thượng lưu, trung lưu từ đó sẽ đưa ra thị hiếu của người tiêu dùng phù hợp. Việc tham khảo việc kinh doanh của các cửa hàng lân cận sẽ giúp bạn có thêm kinh nghiệm, biết được mặt hàng nào bán chạy và ít có nhu cầu để tránh rủi ro.
Đầu tư trang thiết bị phục vụ công việc bán hàng
Giá kệ bày hàng, phần mềm bán hàng, máy in hóa đơn, đọc mã vạch, camera giám sát… là những thiết bị cần phải có, chúng sẽ hỗ trợ bạn rất nhiều trong việc quản lý bán hàng.
Trưng bày hàng hóa đẹp mắt
Để tạo ấn tượng hơn trong mắt khách hàng cũng như giúp khách dễ trải nghiệm mua sắm thì rất cần sắp xếp trưng bày hàng hóa chuyên nghiệp đẹp mắt. Điều này còn giúp bạn tiết kiệm được thời gian quản lý cửa hàng, tư vấn bán hàng cho khách nhanh chóng.
Trên đây là toàn bộ thông tin cơ bản về những thủ tục pháp lý cũng như một số lưu ý quan trọng khi chúng ta mở cửa hàng tạp hóa. Dù quy mô lớn hay nhỏ vẫn cần thực hiện các thủ tục trên. Thăng Long hy vọng rằng với chia sẻ này sẽ là thông tin hữu ích giúp bạn áp dụng cho những kế hoạch kinh doanh của mình trong tương lai.
Nếu các bạn cần sự hỗ trợ, tư vấn cụ thể hơn về mở cửa hàng tạp hóa, mở siêu thị hay cần giá kệ trưng bày hàng hóa, kệ để hàng hãy để lại thông tin hoặc liên hệ hotline để được hỗ trợ tốt nhất.
CÔNG TY CP ĐẦU TƯ VÀ TRANG THIẾT BỊ THĂNG LONG
Hotline/Zalo: 0919.467.868 - 0964.196.611
Website: tongkhogiake.com
Khu vực Miền Bắc: Số 84 Xuân Phương, Phương Canh, Nam Từ Liêm, Hà Nội
Khu vực Miền Trung: 58 Bế Văn Đàn, Thanh Khê, Đà Nẵng. ĐT: 0946.544.669
Khu vực Miền Nam: Số 121 Đường bà điểm 4, Ấp Tây Lân, Hóc Môn HCM
(cách mặt đường phan văn hớn 100m bên tay phải)
Chi nhánh Thanh Hóa: 144 Tống Duy Tân TP Thanh Hóa. ĐT: 0915902626