Thiết kế và kiểm định thiết bị nâng hạ có vai trò vô cùng quan trọng trong các hoạt động sản xuất, xây dựng, và vận chuyển, lưu trữ tại Việt Nam. Đây không chỉ là những công cụ hỗ trợ nâng cao hiệu suất lao động mà còn góp phần đảm bảo an toàn trong môi trường làm việc.
Để đạt được hiệu quả và an toàn tối ưu, việc thiết kế và kiểm định thiết bị nâng hạ cần tuân thủ nghiêm ngặt các tiêu chuẩn kỹ thuật cũng như các quy định pháp luật hiện hành. Bài viết này sẽ đi sâu phân tích các nguyên tắc thiết kế, quy trình kiểm định, và những thách thức cũng như cơ hội trong việc phát triển lĩnh vực thiết bị nâng hạ tại Việt Nam, từ đó đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng và an toàn lao động trong ngành.
Phần lớn các thiết bị nâng hạ cần kiểm định chủ yếu là các máy móc và thiết bị được sử dụng trong sản xuất, xây dựng, ngành vận tải cũng như ngành công nghiệp khác:
Nhằm đảm bảo an toàn, nâng cao hiệu quả và tuân thủ các quy định của pháp luật thì việc kiểm định thiết bị nâng hạ là một yêu cầu bắt buộc. Việc thực hiện nghiêm túc các bước kiểm định thiết bị nâng hạ mang lại những lợi ích như sau:
Các thiết bị nâng hạ thường hoạt động với tải trọng và độ cao lớn, nếu thiết bị không đảm bảo an toàn sẽ tiềm ẩn các nguy cơ, sự cố kỹ thuật, tai nạn lao động, đổ vỡ, rơi hàng… Vì vậy qua kiểm định sẽ giúp phát hiện và khắc phục kịp thời các lỗi kỹ thuật, tránh những rủi ro đe dọa an toàn cho người vận hành và những người xung quanh.
Các thiết bị nâng hạ thường được tải trọng nặng trong thời gian dài, nên dễ bị xuống cấp làm giảm hiệu suất công việc. Nên cần kiểm tra định kỳ để đánh giá lại hiệu suất, tình trạng thiết bị, kịp thời phát hiện, bảo trì để kéo dài tuổi thọ và nâng cao hiệu suất làm việc.
Theo Nghị định số 44/2016/NĐ-CP của Chính Phủ và Thông tư số 54/2016/TT-BLĐTBXH của Bộ Lao Động - Thương binh và Xã hội bắt buộc phải kiểm định thiết bị nâng hạ. Nếu không thực hiện kiểm định có thể dẫn đến đỉnh chỉ hoạt động, xử phạt hành chính và ảnh hưởng đến uy tín của doanh nghiệp.
Có không ít khách hàng khó tính yêu cầu trong hợp đồng cung cấp đủ giấy chứng nhận, kiểm định thiết bị để đảm bảo an toàn và chất lượng. Nếu chuẩn bị đầy đủ và kỹ lưỡng trước sẽ có lợi thế cạnh tranh cũng như nâng cao uy tín cho doanh nghiệp trên thị trường.
Trong trường hợp không may xảy ra tai nạn do thiết bị nâng hạ, nếu doanh nghiệp không thực hiện kiểm định theo quy định, thì doanh nghiệp sẽ phải chịu trách nhiệm pháp lý, đền bù thiệt hại và các hậu quả liên quan. Bởi vậy việc kiểm định có vai trò quan trọng và vô cùng cần thiết.
Để tránh trường hợp không may xảy ra, gây ra các sự cố nguy hiểm cho người lao động. Thì việc kiểm định sẽ giảm thiểu được các rủi ro, bảo quản tài sản tốt hơn, hạn chế chi phí sửa chữa, từ đó tiết kiệm chi phí sửa chữa và bồi thường thiệt hại.
Tóm lại việc thiết kế và kiểm định thiết bị nâng hạ là vô cùng quan trọng, cần thực hiện một cách nghiêm túc.
Thực hiện thiết và kiểm định thiết bị nâng hạ theo tiêu chuẩn như sau:
3.1 Tiêu chuẩn thiết kế
Yêu cầu kỹ thuật và thiết kế
Quy định thiết kế theo mẫu
ISO 4301: Phân loại các thiết bị nâng và cơ cấu nâng.
ISO 8686: Quy định tải trọng và tác động lên thiết bị nâng.
TCVN 4244:2005: Tiêu chuẩn Việt Nam về thiết kế, chế tạo và kiểm tra thiết bị nâng.
EN 14492-1: Tiêu chuẩn Châu Âu về tời và palang.
An toàn trong thiết kế
3.2 Tiêu chuẩn kiểm định thiết bị nâng hạ hàng hóa
3.3 Quy trình kiểm định
Bước 1: Kiểm tra hồ sơ: Tiến hành kiểm tra các hồ sơ thiết kế, chế tạo, sửa chữa, và bảo trì thiết bị, giấy chứng nhận chất lượng vật liệu và các phụ kiện đi kèm.
Bước 2: Kiểm tra bên ngoài: Kiểm tra tình trạng bề mặt thiết bị, kết cấu cơ khí, các mối hàn, và hệ thống an toàn. Các vị trí lắp đặt, cơ cấu, bộ phận, đánh giá về tình trạng và tính kỹ thuật an toàn của thiết bị. Các đầu mối, điện trở…
Bước 3: Kiểm tra kỹ thuật: Đo đạc và đánh giá các thông số kỹ thuật: tải trọng, độ bền, khả năng hoạt động, thử tải theo các mức: thử tải tĩnh và thử tải động.
Bước 4: Kiểm tra vận hành: Bằng cách thử nghiệm tải tĩnh và tải động của thiết bị, đánh giá khả năng vận hành liên tục trong điều kiện thực tế.
Bước 5: Lập biên bản và giấy tờ chứng nhận: Ghi nhận kết quả kiểm định, cấp giấy chứng nhận an toàn nếu đạt yêu cầu.
3.4 Chu kỳ kiểm định định kỳ
Mỗi loại thiết kế sẽ có thời gian kiểm định khác nhau, thực hiện theo chu kỳ như sau
Thiết bị nâng tải trọng <10 tấn: 3 năm/lần.
Thiết bị nâng tải trọng ≥10 tấn: 2 năm/lần.
Chi phí cho kiểm định thiết bị nâng hạ được thanh toán theo mức quy định của Nhà nước thông qua thông tư số 41/2016/TT-BLĐTBXH. Bên cạnh đó mỗi đơn vị nhận kiểm định có những mức phí khác nhau. Phụ thuộc và nhiều yếu tố như số lượng thiết bị, đặc tính, phạm vi dịch vụ sử dụng… Các bạn có thể kết nối đến Hotline 0919.467.868 - 0964.196.611 để được hỗ trợ thêm.
5.1 Những thách thức trong thiết bị nâng hạ tại Việt Nam
Ở nước ta lĩnh vực nâng hạ thiết bị có một số thách thức như sau:
5.2 Cơ hội trong lĩnh vực thiết bị nâng hạ tại Việt Nam
5.3 Một số biện pháp nâng cao chất lượng cũng như sự an toàn lao động trong ngành thiết bị nâng hạ hiện nay.
Mặc dù ngành thiết bị nâng hạ tại Việt Nam đang đối mặt với nhiều thách thức, nhưng cơ hội phát triển không hề nhỏ. Do đó Việt Nam hoàn toàn có tiềm năng và khả năng xây dựng một ngành thiết bị nâng hạ hiệu quả, an toàn, cạnh tranh được với thị trường ngoài nước.
Trên đây là toàn bộ những nguyên tắc thiết kế và quy trình kiểm định thiết bị nâng hạ, cũng như những cơ hội và thách thức trong ngành. Hy vọng sẽ mang đến cái nhìn tổng quan hơn về lĩnh vực này, nếu các bạn cần giá kệ Thăng Long hỗ trợ, tư vấn thêm thông tin hãy kết nối với chúng tôi để được hỗ trợ nhé.
CÔNG TY CP ĐẦU TƯ VÀ TRANG THIẾT BỊ THĂNG LONG
Hotline/zalo tư vấn bán hàng: 0919.467.868 - 0964.196.611
Website: Tongkhogiake.com
Khu vực Miền Bắc: Số 27-28 Liền Kề 22 KDT Mới Vân Canh HUD, Hoài Đức, Hà Nội
Khu vực Miền Nam: 60/6C Bà Điểm 5, ấp Tây Lân, Xã Bà Điểm, Huyện Hóc Môn, TP. Hồ Chí Minh.
Chi nhánh Thanh Hóa: 144 Tống Duy Tân TP Thanh Hóa. ĐT: 0915902626.
Chi nhánh Lâm Đồng: Thôn 1 Xã Đạ Tồn, Huyện Đạ Huoai, Tỉnh Lâm Đồng. ĐT: 0965.181.611 - 0797.552.55